Cách làm ô tô của Trung Quốc khiến người Việt thán phục
Author: Thanh Cars
Cập nhật: 29/10/2024
Sau đây là chia sẻ của anh Thắng, admin diễn đàn OTO+ về sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, từ xuất phát điểm hầu như con số 0 cách đây 20 năm đến từng bước thống trị thị trường trong nước và thế giới. Cách làm ô tô của Trung Quốc quả thực khiến người Việt phải ngỡ ngàng thán phục.
Cảm nhận của người Việt Nam
Nhớ lại năm 98-99 sang Trung Quốc, lần đó đối tác đón mình bằng 1 chiếc SUV của hãng Great Wall (Trường Thành). Trên đường từ sân bay Bạch Vân về thành phố Thâm Quyến mà chiếc xe chuồng gà nó cứ táng tầm 140-150km/h. Khi đó chiếc xe taxi quốc dân của thị trường Trung Quốc là Volkswagen Sannata 2000, nó tuy xấu nhưng các chi tiết vẫn nét hơn xe do Trung Quốc sản xuất nhiều. Và rồi mình cũng để ý xem Trung Quốc họ sẽ làm xe ô tô thế nào. Bẵng đi 1 thời gian dài, các thương hiệu xe nước ngoài muốn sản xuất và bán xe tại Trung Quốc thì phải liên doanh với 1 công ty của Trung Quốc. Người Trung Quốc học làm xe hơi từ chính trong công việc hàng ngày. Doanh số bán hàng càng cao thì các doanh nghiệp Trung Quốc cũng được hưởng lợi nhiều. Họ tích luỹ được tài chính và mang đi R&D thương hiệu riêng. Ban đầu thì nhìn nhai nhái các dòng xe của nước ngoài, sau dần thì tự làm. Kết quả là cách đây khoảng 5-7 năm. Tự nhiên các thương hiệu xe hơi của Trung Quốc đội nhiên thay đổi rất lớn về thiết kế và qui trình sản xuất. Các mẫu xe ít còn bị đánh giá là nhái nữa. Mà giá cả lại rất phải chăng so với các thương hiệu xe hơi nước ngoài đang bán. Đi thămg 1 số nhà máy sản xuất xe hơi và trung tâm R&D của các thương hiệu xe Trung Quốc sẽ thấy họ hướng đến sử dụng nhiều công nghệ của châu Âu, đặc biệt là Đức. Chính vì vậy mà xe Trung Quốc hiện nay dễ dàng đạt 5* trong các thử nghiệm an toàn của EuroNCAP.
Vậy khi trong nước dư thừa sản xuất và họ bắt đầu tiến ra thế giới thì xe hơi của khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng trước tiên? Cá nhân mình nghĩ, xe Hàn sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên bởi vì. Xe Hàn mà đích danh là Hyundai thì ban đầu chiụ ảnh hưởng nhiều bởi xe Nhật về công nghệ từ Mitsubishi. Nhưng người Hàn rất giỏi, họ biết rằng nếu đi theo con đường của người Nhật thì khó lòng đuổi kịp chứ mưu cầu gì vượt lên. Thế là họ chọn 1 cách khác là phải thiết kế những chiếc xe đẹp hơn, tiện nghi hơn, opt nhiều hơn. Còn độ bền hay độ ổn định tính sau. Cách tiếp cận này đã khiến họ thành công ở các thị trường kinh tế mới nổi. Họ thích xe đẹp, thích được hưởng thụ về tiện nghi và ko cần thiết quá bền.
Và xe Tàu thì họ cũng đang lựa chọn đường đi kiểu Hàn, nhưng họ tiến mạnh mẽ hơn. Bởi họ đã chuẩn bị sẵn tài chính hùng hậu, sử dụng công nghệ châu Âu, tính năng, trang bị cực tốt. Và đặc biệt là giá cực tốt. Để làm được điều đó bởi họ đã có vài chục năm chấp nhận làm thuê cho các thương hiệu nước ngoài, xây dựng được chuỗi cung ứng toàn cầu cho nền công nghiệp xe hơi mà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chính vì vậy giá cả của các linh phụ kiện là do họ quyết định chứ còn ai nữa.
Lấy ví dụ, chiếc OMODA C5 vừa ra mắt. Nó có kích thước thuộc hàng B+, động cơ 1.5L tăng áp cho công suất 145 mã, lực kéo mạnh đạt 210Nm đi kèm với hộp số CVT. Khung xe sử dụng thép cường độ cao chiếm tỷ lệ đến 78%. Trang bị đầy đủ các tính năng an toàn đi kèm với hệ thống ADAS cấp độ 2.5. OMODA C5 đã đạt tiêu chuẩn 5* từ các tổ chức uy tín như EURO NCAP, ANCAP và ASEAN NCAP.
Về mặt thiết kế thì C5 được thiết kế khá đẹp và hiện đại với mặt ka lăng tràn viền và dáng xe coupe mang đậm cá tính và thể thao. Nội thất trang bị 2 màn mình cỡ lớn 10,25” đi kèm với Android Auto và Apple Carplay không dây. Đèn full led… kể chẳng hết.
Theo mình hóng được thì OMODA C5 có 2 bản. Bản full có giá trên 650 với full ADAS, ghế da. Còn bản thấp được trang bị Cruire Control và ghế da pha nỉ, còn lại là như nhau. Nhưng mức giá chỉ dưới 600. Trong khi đó các đối thủ đến từ Hàn và Nhật trong phân khúc hạng B có mức giá cao hơn từ 15-20% thậm chí còn cao hơn.
Có thể nói thứ mà xe tàu còn phải chờ đó chính là thời gian để thị trường Việt Nam vượt qua định kiến về hàng tàu. Mình đã mua 1 chiếc Beijing X7 và dùng từ 2020 đến giờ vẫn rất ngon. Chi phí phụ tùng rẻ, xe ăn ít xăng, nội thất bền, xe cứng cáp. Xe tàu giờ đùng là tiền ít thịt nhiều.
9 cái nhất của ô tô Trung Quốc
Chia sẻ bên trên của anh Thắng quả thực cũng là cảm nhận của chúng tôi về cách người Trung Quốc phát triển thần kỳ ngành công nghiệp xe hơi của mình. Minh chứng của thành công đó là một số thành tựu được ghi nhận như sau:
- 1. Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới từ năm 2009. Năm 2023, thị trường tỷ dân này hấp thụ doanh số 21,706 triệu xe, gấp gần 1,5 lần Mỹ (khoảng 15,5 triệu xe). Thị trường Trung Quốc chiếm 33% toàn cầu vào năm 2022, tức cứ 3 xe ô tô bán ra trên thế giới lại có 1 chiếc bán tại Trung Quốc.
- 2. Trung Quốc là nước sản xuất ô tô nhiều nhất thế giới từ năm 2009. Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế CEIC, vào năm 1997, tổng sản lượng ô tô do Trung Quốc sản xuất chỉ đạt hơn 1,5 triệu chiếc nhưng chỉ 2 thập kỷ sau, đến 2017, sản lượng đã tăng lên kỷ lục với 29 triệu chiếc, tương đương 18 lần. Năm 2023, sản lượng của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc ước đạt 30 triệu xe, gấp 2 lần Mỹ.
Xe tự lái tại Trung Quốc
- 3. Năm 2023, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, trở thành nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất thế giới với con số ước tính 5,22 triệu xe theo cục Hải Quan Trung Quốc, tương đương kim ngạch 101,6 tỷ USD.
- 4. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới từ năm 2022, với 5,9 triệu xe được bán vào năm 2022, chiếm 59% số xe điện được bán trên toàn cầu. Năm 2023, doanh số xe điện tại đây tăng vọt lên 9,5 triệu xe.
- 5. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu xe điện số 1 thế giới trong năm 2023, ước đạt 1,7 triệu chiếc, tăng 57% so vói năm 2022. Góp công lớn là BYD với sản lượng xuất khẩu ước đạt 242,3 ngàn xe.
- 6. BYD là công ty xe điện lớn nhất thế giới năm 2023 với 3,023 triệu xe bán ra. Trong số đó, xe thuần điện (BEV) là 1,57 triệu xe và xe điện Hybrid (PHEV) là 1,45 triệu xe. Nếu tính riêng xe thuần điện (BEV), BYD chỉ còn kém Tesla (với gần 1,8 triệu xe) năm 2023.
- 7. Trung Quốc cũng thống trị ngành pin Lithium cho xe điện, cụ thể là Pin LFP với thị phần khoảng 77% toàn cầu. CATL và BYD là những công ty hàng đầu thế giới về dòng pin này. Năm 2022, công suất sản xuất pin của Trung Quốc nhiều hơn phần còn lại của thế giới cộng lại. Với công suất gần 900 gigawatt giờ (GWh), chiếm 77% tổng công suất toàn cầu, Trung Quốc hiện là nơi đặt trụ sở của 6/10 công ty sản xuất pin lớn nhất thế giới.
- 8. Công nghệ Pin xe điện của Trung Quốc cũng đi trước thế giới từ 5-10 năm. Theo ước tính của các chuyên gia, Mỹ cần đầu tư nhiều chục tỷ USD và mất từ 5-10 năm mới có thể bắt kịp Trung Quốc (với điều kiện nước này đứng yên). Michael Dunne, nhà sáng lập công ty tư vấn về xe điện Dunne Insights, cho biết Mỹ “đang tụt lại nhiều năm về pin, chuỗi cung ứng pin và khoáng sản quan trọng”. Các hãng Pin Trung Quốc liên tục đột phá về công nghệ, trình làng những dòng pin mới với mật độ năng lượng ngày càng cao và tốc độ sạc ngày càng nhanh mà thế giới khó mà theo kịp.
- 9. Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới về triển khai đại trà xe tự lái từ năm 2023. Hạ tầng công nghệ giao thông và liên lạc kết nối với xe hơi cũng được đánh giá là ở một hành tinh khác so với phần còn lại của thế giới.
nguoi viet than phuc cach lam oto ua trung quoc, trung quoc thong tri nganh cong nghiep oto the gioi
TIN MỚI
-
BẢNG GIÁ XE KIA 2024 MỚI NHẤT (11/2024)
20/11/2024
-
BẢNG GIÁ XE KHÁCH 2024 CẬP NHẬT MỚI NHẤT (11/2024)
20/11/2024
-
BẢNG GIÁ XE BYD 2024, ƯU ĐÃI MỚI NHẤT (11/2024)
19/11/2024
-
BẢNG GIÁ SIÊU XE LAMBORGHINI 2024 TẠI VIỆT NAM (11/2024)
19/11/2024
-
BẢNG GIÁ XE Ô TÔ HONDA 2024 MỚI NHẤT (11/2024)
19/11/2024
-
BẢNG GIÁ XE TOYOTA 2024 MỚI NHẤT (11/2024)
17/11/2024
-
BẢNG GIÁ XE MINI COOPER 2024 MỚI NHẤT (11/2024)
17/11/2024
-
BẢNG GIÁ XE MORGAN 2024 MỚI NHẤT (11/2024)
15/11/2024
Bình luận (0)