Toyota Safety Sense (TSS) là gì?
Author: Thanh Cars
Cập nhật: 11/06/2024
Các dòng xe Toyota gần đây như Innova, Corolla Cross, Yaris Cross, Fortuner, Prado, Camry... đều có gói an toàn cao cấp TSS. Hãy cùng Giaxeotovn tìm hiểu gói an toàn Toyota Safety Sense (TSS) là gì nhé.
Tìm hiểu gói công nghệ Toyota Safety Sense (TSS)
TSS được giới thiệu lần đầu năm 2015 nhưng chỉ xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2021 khi ra mắt dòng xe hoàn toàn mới Toyota Corolla Cross. Hệ thống an toàn Toyota (Toyota Safety Sense – TSS) là gói an toàn CHỦ ĐỘNG, tiên tiến bậc nhất của Toyota, giúp giảm thiểu rủi ro va chạm giao thông và bào vệ tối đa người lái và hành khách.
Với gói TSS này, Toyota đã sánh ngang với các thương hiệu xe hơi khác tại tất cả các thị trường trên thế giới, luôn được đánh giá an toàn 5* của NCAP.
NCAP (New Car Assessment Programme) là chương trình thử nghiệm và đánh giá an toàn của xe mới, được ra mắt năm 1979 tại Mỹ; đây là tiêu chuẩn được các hãng xe mong muốn đạt được khi đánh giá độ an toàn của một chiếc xe mới sản xuất. Chương trình thử nghiệm này sau đó được mở rộng tại các nước Châu Âu và có trụ sở tại Bỉ, thành lập năm 1997 bởi phòng thí nghiệm nghiên cứu giao thông của Bộ giao thông Anh và được hỗ trợ bởi một số chính phủ Châu Âu. Tại Đông Nam Á, tổ chức này có tên là ASEAN NCAP, trụ sở tại Malaysia. Các dòng xe Toyota tại Việt Nam cho đến năm 2023 đều được ASEAN NCAP chấm điểm 5* tối đa.
Các tính năng an toàn của TSS
Trong tâm hướng tới của gói công nghệ Toyota TSS nhằm mục đích hỗ trợ nhận thức của lái xe, khi ra quyết định và điều khiển phương tiện trong điều kiện tốc độ cao. Gói an toàn CHỦ ĐỘNG gồm các công nghệ thông minh, hiện đại nhất, sử dụng trí tuệ AI, tập trung vào 3 mục đích chính: giảm thiếu hoặc phòng tránh va chạm trước, hỗ trợ giữ làn đường và tăng cường an toàn trong hành trình lái xe ban đêm.
TSS bao gồm 7 hệ thống an toàn chủ động và hỗ trợ người lái sau đây:
1. Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LTA)
Khi hệ thống phát hiện chiếc xe đang có xu hướng dời khỏi làn đường đang đi, chúng tôi đồng thời thấy vô lăng có lực xoay tự động nhằm giữ xe quay lại làn đường đang đi.
Hỗ trợ giữ làn đường LTA
Tính năng này ban đầu hơi làm chúng tôi khó chịu vì tự nhiên lại bị cướp quyền điều chỉnh vô lăng. Nhưng sau đó quen rồi ai cũng thấy nó rất hữu ích, nhất là khi lái xe mất tập trung hoặc buồn ngủ.
2. Hệ thống đèn pha tự động thích ứng (AHB)
Hệ thống đèn pha tự động thích ứng (AHB) là hệ thống an toàn được thiết kế để giúp lái xe cải thiện tầm nhìn vào ban đêm - đồng thời giảm độ chói cho những xe khác. Thông qua việc tăng cường chiếu sáng khoảng rộng, hệ thống có thể cho phép phát hiện sớm hơn người đi bộ và chướng ngại vật.
Hệ thống đèn thích ứng AHB
Khi được kích hoạt, AHB sử dụng camera trong xe để giúp phát hiện đèn pha của xe đối diện và đèn hậu của xe trước, sau đó tự động điều chỉnh độ sáng phù hợp.
3. Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDA)
Tính năng này là công đoạn đầu của LTA. Camera trước của xe xác định làn đường khởi hành khi đi trên những con đường thẳng với vạch kẻ rõ ràng, mép đường và lề đường. Khi đó có hình minh họa đánh dấu làn đường màu trên Màn hình đa thông tin (MID) của xe.
Hệ thống cảnh báo chệch làn LDA
Khi chúng tôi di chuyển trên cao tốc Hà Nội-Quảng Ninh, chúng tôi thử kích hoạt tính năng này. Khi đi với tốc độ trên 50km/h, nếu vô tình lái xe lấn vào làn bên cạnh thì lập tức hệ thống sẽ cảnh báo chúng tôi di chuyển lệch khỏi làn đường đang đi bằng ÂM THANH và NHẤP NHÁY biểu tượng trên đồng hồ. Sau đó thì hệ thống LTA họat động can thiệp
4. Hệ thống cảnh báo tiền va chạm (PCS)
Hệ thống cảnh báo tiền chạm PCS (Pre Crash Safety System) chính là hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB. PCS sử dụng một camera và radar có bước sóng milimet gắn vào lưới tản nhiệt nhằm phát hiện nguy cơ va chạm phía trước. Khi ra-đa bước sóng ngắn và camera đơn của hệ thống an toàn tiền va chạm phát hiện nguy cơ sắp va chạm với vật thể (phương tiện phía trước), hệ thống sẽ cảnh báo chủ xe đồng thời kích hoạt phanh hỗ trợ khi người lái đạp phanh.
Hệ thống cảnh báo tiền va chạm PCS
Nếu chủ nhân không thể đạp phanh, hệ thống sẽ chủ động kích hoạt chế độ phanh tiền va chạm (AEB), để tránh va chạm hoặc hạn chế tối đa tốc độ va chạm. Tính năng này quả thực hơi cao cấp, chúng tôi cũng chưa dám thử nhưng đã có nhiều Video quay lại khá chi tiết.
5. Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động (DRCC)
Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động DRCC hoạt động tương tự Cruise Control nhưng hiện đại hơn chút, có thể gọi là thế hệ sau. Hệ thống sử dụng ra-đa và camera để phát hiện phương tiện đang di chuyển ở phía trước và chủ động duy trì bám đuôi với khoảng cách thích hợp.
Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động DRCC
Trên đường cao tốc, nếu bạn đi cùng đoàn xe và muốn không bị xe trước bỏ rơi, bạn kích hoạt DRCC nhé. Ngoài việc duy trì tốc độ không đổi, DRCC cho phép xe của bạn duy trì tốc độ đã cài đặt mà không cần tăng ga. Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động cũng hỗ trợ duy trì khoảng cách giữa các phương tiện, điều chỉnh tốc độ để giữ khoảng cách nhất định.
Điều gì xảy ra khi xe trước bạn đi chậm hơn tốc độ mà bạn cài đặt? DRCC sẽ tự động giảm tốc độ xe của bạn cho khỏi đâm vào đuôi xe phía trên. Nếu trong trường hợp cần giảm tốc ngay lập tức, hệ thống sẽ cảnh báo hiển thị trên màn hình đa thông tin đồng thời giảm công suất động cơ để hạn chế tăng tốc, giúp tránh va chạm. Sau đó hệ thống sẽ tự động trở lại tốc độ đã cài đặt.
6. Hệ thống cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành (FDA)
Cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành (FDA) hoạt động bởi hệ thống camera stereo phía trước để xác định khi xe phía trước bắt đầu khởi hành và CẢNH BÁO BẰNG ÂM THANH và ĐÈN CHỈ BÁO cho lái xe xử lý.
Cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành (FDA)
FDA hữu dụng trong trường hợp lái xe không để ý khi xe phía trước di chuyển trong lúc dừng đèn đỏ hoặc tắc đường. Nếu FDA phát hiện xe phía trước bắt đầu di chuyển, hệ thống cảnh báo người lái bằng ÂM THANH và ĐÈN CHỈ BÁO.
7. Hệ thống kiểm soát vận hành chân ga (PMC)
Kiểm soát vận hành chân ga (PMC): sử dụng camera stereo phía trước để xác định khi phía trước xe có vật cản đồng thời người lái đang nhấn ga nhiều hơn mức cần thiết. Tính năng này sẽ TỰ ĐỘNG giảm công suất động cơ và TỰ ĐỘNG phanh nhằm hạn chế va chạm.
Kiểm soát vận hành chân ga (PMC)
PMC hỗ trợ trong trường hợp Khách hàng nhấn nhầm chân ga hoặc khi muốn lùi xe nhưng vào nhầm số “D” và nhấn nhầm chân ga.
Nếu PMC phát hiện có vật cản phía trước đồng thời người lái nhấn nhầm chân ga (nhấn nhiều hơn mức cần thiết) khi đó hệ thống sẽ cảnh báo người lái bằng âm thanh và chỉ báo trên đồng hồ táp lô đồng thời giảm công suất động cơ và tác động phanh khi cần thiết nhằm hạn chế va chạm.
Xe Toyota ngày càng An toàn
Trước khi có TSS, Toyota tại Việt Nam đã có một vài "danh tiếng" không mong muốn như "vỏ mỏng", "xe dành cho ông bà già", "thánh lật Fortuner"... Đến nay thì những ấn tượng đó dần dần phai nhòa. Toyota đã biết lắng nghe khách hàng, sửa đổi thiết kế ngoại thất, nâng cấp tiện nghi bên trong và đặc biệt là khâu An toàn ngày càng được hoàn thiện.
Toyota Veloz trang bị TSS
Bên cạnh các tính năng an toàn cơ bản như phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử (EBD), hỗ trợ phanh gấp (BA), cân bằng điện tử (Toyota gọi là VSC), hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAC), hỗ trợ lực kéo (TRC), cảnh báo điểm mù (BMS), túi khí, camera, cảm biến lùi và góc tít tít thì việc có thêm gói công nghệ Toyota Safety Sense (TSS) đã khiến các dòng xe Toyota an toàn hơn hẳn, qua đó tạo sự an tâm và tự tin tối đa cho khách hàng.
(Theo Toyota)
✅Xem thêm: BẢNG GIÁ XE TOYOTA
tss, Toyota Safety Sense, tss cua toyota
TIN MỚI
-
BẢNG GIÁ XE TOYOTA 2024 MỚI NHẤT (12/2024)
13/12/2024
-
Tìm hiểu hộp số Direct Shift CVT của Toyota
03/10/2024
-
ĐẠI LÝ TOYOTA MỸ ĐÌNH
03/10/2024
-
So sánh Toyota Prado 2025 và Toyota 4Runner 2025
03/10/2024
-
20 năm Christian Bale vẫn lái xe Toyota Tacoma đời cũ
29/09/2024
-
Toyota Safety Sense (TSS) là gì?
11/06/2024
-
Daihatsu dính scandal gian lận cuối năm 2023
22/04/2024
-
So sánh Hyundai Custin và Toyota Innova Cross, nên chọn xe Hàn hay xe Nhật?
03/02/2024
Bình luận (0)